Trong nhiều năm qua, việc đốt vàng mã là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy, nổ, gây thiệt hại nặng nề về tài sản của người dân.
Tháng 8/2016, một xe bồn chở 23.000 lít xăng ở Móng Cái, Quảng Ninh bị cháy rụi hoàn toàn do tàn lửa từ việc đốt vàng mã của gia đình ở ngay cạnh cây xăng, phát tán đúng lúc xe bồn đang bơm xăng xuống bể chứa. Trước đó, một cư dân sống ở đây lúc đốt vàng mã ngoài hành lang đã để lửa bén sang nhiều tấm bìa carton bên cạnh khiến lửa bùng phát dữ dội.
Tháng 10/2018, một vụ cháy lớn xảy ra tại quán karaoke 7 tầng ở phố Hào Nam, gần ngã tư Hào Nam – Đê La Thành (Hà Nội) khiến cột viễn thông lớn trên nóc nhà và nhiều đồ đạc trong ngôi nhà bị thiêu rụi. Nguyên nhân xảy ra vụ cháy là do chủ nhà đốt vàng mã nhân ngày mồng 1 âm lịch…
Và còn rất nhiều vụ cháy lớn, nhỏ khác được cơ quan chức năng xác định nguyên nhân ban đầu xuất phát từ việc vô ý, thiếu hiểu biết của người dân khi đốt vàng mã.
Nhằm đảm bảo an toàn PCCC trong khi đốt vàng mã dịp Rằm tháng 7, Cảnh sát PCCC&CNCH khuyến cáo như sau:
Cẩn trọng việc thắp hương, thắp nến thờ cúng và hóa vàng mã;Thắp hương cách xa trần gỗ, xa các vật dụng dễ cháy và phải có người trông coi;Không nên đốt quá nhiều vàng mã, nhất là các loại vàng mã có khối lượng lớn như nhà lầu, xe hơi… để tránh nguy cơ gây hỏa hoạn.Khi đốt vàng mã, phải sử dụng thùng kim loại (sắt, inox) có nắp đậy kín để tránh tàn lửa bay ra xung quanh, đồng thời phải chờ vàng mã cháy hết, dùng nước vẩy lên tro, đề phòng cháy ngầm.Người dân tuyệt đối không đốt vàng mã ở những nơi cấm như: chợ, trung tâm thương mại, nơi có vật liệu dễ cháy.Bố trí nơi thắp hương thờ cúng, các vật dụng trang thiết bị trên bàn thờ đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, luôn có biện pháp ngăn chặn cháy lan, việc thắp hương phải có người trông coi, tránh việc thắp hương vòng qua đêm, đặc biệt khi sử dụng nến cần phải được kê trên các đế đỡ không cháy.Các thiết bị điện được bố trí trên bàn thờ cần đảm bảo an toàn PCCC về điện, dây dẫn đảm bảo cường độ dòng điện./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn