Chuyển đổi số tại Công ty Nhiệt điện Cần Thơ xu thế tất yếu - Hiệu quả rõ rệt

Thứ hai - 25/07/2022 20:41
Bám sát chủ trương của EVN và kế hoạch chuyển đổi số do EVNGENCO2 giao. Sau gần 2 năm thực hiện, Công ty Nhiệt điện Cần Thơ bước đầu đã đạt được nhiều kết quả rõ rệt trong quá trình chuyển đổi số, được thể hiện rõ qua các lĩnh vực: Quản trị, Sản xuất, Đầu tư xây dựng, Công tác truyền thông, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Chuyển đổi số tại Công ty Nhiệt điện Cần Thơ xu thế tất yếu - Hiệu quả rõ rệt
Chuyển đổi nhận thức
Sau gần hai năm thực hiện các đề án Chuyển đổi số, có thể nói đã có sự thay đổi rất lớn từ trong nhận thức đến hành động của các cấp quản lý và CBCNV. Nhiệm vụ chính của công tác này là chuyển đổi về nhận thức, người lao động nhận thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc chuyển đổi số. Hiện nay, hầu hết các hoạt động chính của Công ty đã được đưa lên môi trường mạng ở các mức độ khác nhau, có thể kể đến một số điển hình được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quản trị, nhân sự, đào tạo, văn thư lưu trữ, thủ tục nội bộ, quản lý kỹ thuật, lập dự toán sửa chữa lớn,…

Các kết quả cụ thể
Từ năm 2021, Công ty đã thực hiện rất nhiều cuộc họp không giấy, họp trực tuyến... Tất cả các CBCNV được phân công trên hệ thống D-Office đã sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả hệ thống này, đáp ứng theo đúng theo tiến độ EVN đề ra. Công ty đã phát hành 100% văn bản số đúng quy định của pháp luật. Trong công tác đấu thầu, 100% số gói thầu đã được thực hiện qua mạng.

Đặc biệt, các quy trình số hóa các PCT/LCT/PTT đến nay đã được cập nhật hoàn thiện, tất cả các CBCNV trực tiếp sản xuất có thể sử dụng các quy trình trên các thiết bị thông minh. Việc thực hiện đúng, đủ các quy định về PCT/LCT/PTT, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, không để xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện.
cds1
Chuyển đổi số tại Công ty Nhiệt điện Cần Thơ
Bên cạnh việc số hóa các quy trình thủ tục, Công ty đã hoàn thành công tác cập nhật cơ sở dữ liệu thiết bị trên phần mềm quản lý kỹ thuật (PMIS), đóng góp to lớn vào kho dữ liệu số, phục vụ cố tác chuyển đổi số. Tất cả các thông số vận hành, sự cố, lịch sử thiết bị, công tác sửa chữa bảo dưỡng, lập dự toán sửa chữa lớn,… được cập nhật đầy đủ, cho phép xuất các File báo cáo hoàn toàn trên phần mềm như: Báo cáo ngày, báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm. Tích cực triển khai phân tích RCM để tăng cường hiệu quả công tác quản lý sửa chữa, bảo dưỡng, luôn đảm bảo tiến độ EVNGENCO2 giao.

Công ty đã hoàn tất 100% công tác nhập số liệu, đưa ra bảng phân tích, đánh giá cho 04 hệ thống: hơi tái sấy, khói gió, bộ hâm nước lò hơi và hệ thống máy phát, hệ thống hơi chính và hơi tái sấy, hệ thống máy biến áp chính và hệ thống nhớt điều khiển Tuabin- Tổ máy 330 MW, đáp ứng tiến độ được giao.

Để thực hiện kịp thời công tác Chuyển đổi sổ, Công ty đã đã bố trí nhân sự ở các bộ phận liên quan tham gia thực hiện theo phương án triển khai phần mềm IMIS 2.0 (Investment Management Information System ) và module nhật ký thi công, biên bản nghiệm thu điện tử. Hiện tại, đang tập trung nhân lực để triển khai công tác cập nhật các danh mục vật tư thiết bị chính yếu để đưa vào phần mềm IMIS 2.0 theo đúng yêu cầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Phát điện 2.

Các định hướng trong thời gian tới
Công ty tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục ứng dụng giải pháp số hóa 3D vào quản lý kho vật tư, công tác xây dựng phần mềm quét mã vạch QR Code bằng camera điện thoại hoặc thiết bị đọc mã vạch chuyên dụng, đang thực hiện công tác dán mã QR Code cho vật tư thiết bị và tiến tới kiểm kê vật tư thiết bị quét mã QR Code cuối năm 2022 theo đúng tiến độ được giao.

Với giải pháp này, việc tìm kiếm vật tư sẽ rất nhanh chóng, hiệu quả, trực quan, chính xác. Công tác sắp xếp, bố trí vật tư được thực hiện nhanh chóng, chính xác, khoa học, tối ưu hóa được không gian.
cds2
Ảnh mô phỏng kho vật tư trên phần mềm 3D
Kết luận
Với những hiệu quả tích cực mà chuyển đổi số mang lại, trong thời gian tới Công ty Nhiệt điện Cần Thơ sẽ tiếp nghiên cứu công nghệ mới, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học công nghệ 4.0 vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty, đóng góp vào mục tiêu: “Xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, trong đó chuyển đổi số cơ bản hoàn thành năm 2022” theo đúng tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/ĐU ngày 11/01/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc: “Thực hiện chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam”./.

Tác giả bài viết: Quốc Huy - Kiều Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây