Tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước, gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Nhất là ở lứa tuổi học sinh mầm non, các em hiếu động, tò mò và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh.
Các em có thể gặp tai nạn do va chạm giao thông, bị bỏng do lửa, nước nóng hoặc các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.
Phụ huynh, giáo viên cần củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể như sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt; cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can. Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, ta luy có nguy cơ sập xuống, những nơi này phải sửa chữa ngay.
Cây ở sân trường phải có bồn rào để ngăn trẻ không leo trèo, cần thường xuyên kiểm tra cây có bị mục, rỗng, ngăn những vụ việc đau lòng như cây phượng bật gốc ở sân trường. Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay. Dụng cụ thể dục thể thao chắc chắn, đảm bảo an toàn...
Người lớn phải rất lưu ý, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng, nhóm của trẻ. Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chia ăn ở nhà bếp. Đặc biệt, mọi người phải để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em, không cho trẻ em tự uống thuốc.
Tai nạn vì điện rất nguy hiểm, bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao, hệ thống điện trong lớp phải an toàn, không để dây trần, dây điện hở.
Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người phải nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để các em được phát triển toàn diện nhất./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn