Nghị định này gồm 03 điều, trong đó đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 06 điều (khoản 1 Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 10, khoản 1 Điều 15), bổ sung 02 khoản (điểm c khoản 1 Điều 7, khoản 4 Điều 12), bổ sung thêm 02 điều (Điều 7a, Điều 15b), bãi bỏ 01 phụ lục, thay thế 03 phụ lục của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ.
Nghị định số 97/2021/NĐ-CP đã quy định danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải mua BHCNBB (Phụ lục I) và quy định cụ thể tỷ lệ phí bảo hiểm đối với từng loại hình cơ sở như: Các loại hình cơ sở sản xuất công nghiệp (mục 16 của Phụ lục I) và các loại kho hàng hoá (mục 18 của Phụ lục I).
So với quy định của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP, Nghị định số 97/2021/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phải thiết kế mẫu Giấy chứng nhận BHCNBB theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 1 và phải cấp Giấy chứng nhận BHCNBB cho bên mua bảo hiểm bằng bản giấy hoặc bằng bản điện tử; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ sở của mình quản lý và trách nhiệm của cơ quan Công an có thẩm quyền trong việc ghi hạng nguy hiểm cháy, nổ trong biên bản kiểm tra nghiệm thu về PCCC hoặc biên bản kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ.
Để phù hợp với quy định về chế độ báo cáo, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 97/2021/NĐ-CP đã quy định về thời gian chốt số liệu, gửi bảo cáo của DNBH đến cơ quan quản lý, giám sát, trong đó có Bộ Công an; đồng thời tại khoản 5 Điều 1 cũng đã quy định về nội dung sửa đổi việc sử dụng nguồn thu từ BHCNBB cho hoạt động PCCC như: Tăng tỷ lệ chi cho việc hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; giảm tỷ lệ chi cho việc hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC, BHCNBB, hoạt động điều tra nguyên nhân vụ cháy, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về PCCC và khen thưởng./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn