1. Kỹ thuật sử dụng lăng phun ở chế độ phun sương
Sử dụng lăng phun ở chế độ phun sương để dập tắt đám cháy, kỹ thuật này rất lý tưởng để dập tắt các đám cháy trong khoang kín, nơi không có gió.
Việc sử dụng lăng phun ở chế độ phun sương mù để dập tắt đám cháy được sử dụng bởi hầu hết các đội chữa cháy trên thế giới và được đánh giá có hiệu quả trong việc chống lại hỏa hoạn. Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi đối với các loại đám cháy và đặc biệt đám cháy trong các khoang kín và được thực hiện bằng cách sử dụng lăng phun ở chế độ phun sương để dập tắt đám cháy, chứ không phải là một tia nước đặc để dập tắt đám cháy.
Kỹ thuật này có thể rất hiệu quả ở những không gian kín, không có thông gió vì ở những nơi có gió, hiệu quả của kỹ thuật này sẽ giảm đi rất nhiều.
2. Kỹ thuật tấn công gián tiếp
Đây là kỹ thuật sử dụng phương pháp điều chỉnh lăng phun nước nhằm vào trần nhà, khi nước từ trên cao rơi xuống sẽ dập tắt đám cháy.
Giống như kỹ thuật tấn công bằng phun ở chế độ phun sương, phương pháp này hiệu quả nhất trong các đám cháy trong khoang kín, chẳng hạn như môi trường trong các gian phòng, tòa nhà, nhà cao tầng. Thay vì hướng dòng nước trực tiếp vào đám cháy, thì chiến sỹ chữa cháy cầm lăng phun nhắm vào trần nhà hoặc bức tường phía trên ngọn lửa, để nước nhỏ xuống và dập tắt ngọn lửa. Nó hoạt động hiệu quả gấp đôi kỹ thuật phun trực tiếp: Vì nước sẽ làm mát trần nhà, làm mất cân bằng nhiệt, hơi nước sẽ hấp thụ năng lượng, phần nước còn lại rơi xuống như mưa giúp dập tắt đám cháy.
Về mặt lý thuyết khi chữa cháy bằng phương pháp tấn công gián tiếp là hướng lăng phun dòng nước (góc 30 độ trở xuống) vào trần nhà hoặc tường và cho khi đó các giọt nước sẽ nhỏ xuống ngọn lửa. Nó có hai tác dụng:
2.1. Nước làm lạnh trần và tường do đó phá vỡ sự cân bằng nhiệt. Một phần nước sẽ hóa hơi thành hơi nước do đó hấp thụ năng lượng.
2.2. Phần còn lại sẽ rơi xuống đám cháy như mưa. Một số sẽ rơi vào phần chính của đám cháy để hỗ trợ dập tắt đám cháy.
3. Kỹ thuật tấn công trực tiếp
Đây là kỹ thuật phun nước chữa cháy được biết đến rộng rãi nhất, kỹ thuật này làm dập tắt ngọn lửa khi nước được hướng phun vào gốc của ngọn lửa.
Phương pháp chữa cháy trực tiếp, nếu có thể áp dụng được, sẽ dập tắt đám cháy hiệu quả hơn bất kỳ kỹ thuật nào khác.
Khi chiến sỹ chữa cháy hướng lăng phun nước vào gốc ngọn lửa, kỹ thuật này thực hiện tốt nhất bằng cách sử dụng lăng phun một tia nước đặc, mạnh mẽ tập trung làm ngạt ngọn lửa. Để việc này hoạt động hiệu quả, chiến sỹ chữa cháy phải có một tầm nhìn rõ ràng và trực tiếp tiếp cận gần đến đám cháy. Nếu phương pháp này được sử dụng trên đám cháy ở khu vực không có lỗ thông hơi, thì sẽ có ít hơi nước hơn và đám cháy sẽ được dập tắt nhanh hơn.
4. Kỹ thuật tấn công kết hợp
Kỹ thuật chữa cháy này sử dụng cả kỹ thuật tấn công gián tiếp và kỹ thuật tấn công trực tiếp để đồng thời chống lại khí nóng bên trên và ngọn lửa.
Một trong những lợi ích chính của kỹ thuật này là nó đồng thời chống lại các dòng khí nóng trên cao, giống như phương pháp gián tiếp, trong khi đó việc tấn công trực tiếp vào đám cháy, dập tắt nhanh chóng và giảm thiểu nguy cơ lây lan.
Đây có thể là một cách chữa cháy có hiệu quả cao để đối phó với các đám cháy ngăn tầng cao. Nó cho phép kiểm soát mức độ khí nóng trên cao và cân bằng nhiệt tổng thể của khoang cháy. Nó cũng cho phép dập lửa trực tiếp hiệu quả. Đôi khi kỹ thuật này liên quan đến việc áp dụng một tia phun hoặc tia có hình nón hẹp vào một khoang chứa theo chuyển động xoáy trôn ốc, do đó tác động vào các lớp khí phía trên và tự bắn nước vào đám cháy. Kỹ thuật này có thể hữu ích trong các ngăn được thông gió và có các lớp nhiệt gián đoạn.
5. Kỹ thuật tấn công hai dòng
Kỹ thuật tấn công hai dòng yêu cầu phải cần có hai tổ chữa cháy, triển khai hai lăng phun chữa cháy, kết hợp lăng phun sương mù và lăng phun phun tia nước đặc. Kỹ thuật chữa cháy này chỉ nên được sử dụng đối với các đám cháy ở khu vực có gió lớn.
Kỹ thuật này yêu cầu hai tổ chữa cháy, mỗi tổvận hành một loại lăng phun khác nhau. Một tổ vận hành lăng phun sương áp suất thấp/cao và tổ còn lại sử dụng lăng phun tia nước đặc. Trong quá trình chữa cháy phải đảm bảo hai tổ làm việc song song và có sự thông tin, liên lạc giao tiếp tốt, phương pháp này có thể rất hiệu quả với các đám cháy ở khu vực có gió lớn.
Đối với kỹ thuật này thì một tổ nên tập trung vào việc tấn công trực tiếp ngọn lửa, trong khi tổ kia nên tập trung vào việc ngăn chặn bất kỳ ngọn lửa nào đang có xu hướng lan rộng ra xung quanh.
Trên đây là một số kỹ thuật chữa cháy hàng đầu mà mọi chiến sỹ chữa cháy nên tập luyện thông thạo./.
Trung tâm 1/Cục Cảnh sát PCCC và CNCH
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn