1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy định an toàn PCCC; niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy tại những nơi có nguy hiểm cháy, nổ; niêm yết sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát nạn.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC.
3. Chỉ đạo tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ đưa nội dung PCCC vào chương trình hoạt động để phát động đoàn viên, hội viên tham gia PCCC. Tổ chức cho các tập thể và cá nhân ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC.
4. Không lập bàn thờ, thắp hương, nến thờ cúng tại trụ sở cơ quan.
5. Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như xăng dầu, gas.
6. Không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, ốp trần, tường, vách ngăn...
7. Thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC, khắc phục những thiếu sót về PCCC, thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PCCC.
8. Lắp đặt hệ thống điện theo đúng quy định an toàn PCCC, lắp đặt antomat từ nguồn cấp điện chính, cho từng tầng, từng phòng làm việc và từng thiết bị có công suất lớn; kiểm tra, cắt điện đối với hệ thống điên, thiết bị điện không cần thiết trong giờ nghỉ hoặc khi hết giờ làm việc.
9. Quy định nơi hút thuốc, có thùng đựng mẩu thuốc lá không cháy
10. Trang bị đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ phù hợp với yêu cầu chữa cháy của từng khu vực, thiết bị cứu người; hướng dẫn cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị đó.
11. Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và duy trì hoạt động thường xuyên đối với lực lượng này.
12. Đầu tư kinh phí cần thiết cho hoạt động PCCC.
13. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, trong đó có giả định tình huống cháy lớn phức tạp nhất có huy động sự tham gia phối hợp lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, đơn vị.
14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho Cảnh sát PCCC số máy 114 và huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy.
15. Phổ biến cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong cơ quan biết các nội dung trên./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn